Các tổ chức và công ty cấp tiến trên thị trường đóng
Các công ty trên thị trường đóng — đó là các tổ chức áp dụng mô hình quản lý theo chỉ thị, mệnh lệnh. Tại đó không có cơ chế phản hồi, mặc dù chính cơ chế này giúp xây dựng các quy trình hiệu quả hơn. Phản hồi không phải lúc nào cũng tích cực, nhưng nó cho thấy những gì đang hoạt động hiệu quả trong công ty và những gì cần cải thiện ngay lập tức.
Các công ty cấp tiến có mô hình tổ chức màu xanh ngọc, khác biệt so với các tổ chức đóng, chúng phát triển sôi động, và có khả năng cạnh tranh cao hơn. Các nhân viên của những công ty này làm việc chất lượng và nhanh chóng, những nhà lãnh đạo thì an giấc nghỉ ngơi, tín nhiệm đội ngũ đoàn kết và thành công của mình.
«Các công ty cấp tiến — đó không phải nơi những nhân viên ngồi trên ghế bành êm ái và cả ngày nhâm nhi tách cà phê»
Mục tiêu của lãnh đạo tại một công ty mở — tạo nên đội ngũ hoạt động như một cơ thể thống nhất. Có một niềm tin hoang đường rằng, nhân viên của các tổ chức như vậy không chịu áp lực công việc nặng nề. Tất nhiên, đây là nhầm lẫn to lớn: tại các công ty lớn, có khả năng cạnh tranh cao, mục tiêu chính của người lãnh đạo hiểu biết — là kết quả. Dù có vẻ bề ngoài tự do, trong các tổ chức này có những quy tắc nhất định mà mọi thành viên tập thể phải tuân theo. Ví dụ, các lãnh đạo luôn phải lên lịch họp và cuộc gặp quan trọng cùng lúc, và quan trọng giữ mình không phải chờ đợi. Tránh chậm trễ — nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của một tổ chức cấp tiến.
Nhân viên chú tâm — chìa khóa thành công
Quy tắc phi chính thức quan trọng — tạo các điều kiện thoải mái cho mọi thành viên trong tập thể. Để họ không chỉ quan tâm chỉ tới kết quả, mà cả tới quá trình. Cũng không cần tiến hành các cuộc họp bất thường, mà trước bất kỳ cuộc họp nào, nhân viên phải được biết chương trình bàn luận. Các thiết lập nội bộ như vậy khiến công việc trở nên hiệu quả. Thêm một nguyên tắc nữa cần được lãnh đạo tổ chức tuân theo — tránh các yếu tố xao lãng. Ví dụ, trong một cuộc họp, không nên trả lời điện thoại hoặc tin nhắn, những cử chỉ phi ngôn ngữ như vậy thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với nhân viên. Sai lầm lớn của lãnh đạo — hạ thấp các thành viên trong đội ngũ của mình bằng chỉ trích công khai, điều thường xuyên diễn ra trong các công ty đóng. Ngoài ra, người lãnh đạo hiểu biết phải khích lệ nhân viên, bao gồm về mặt tài chính, và kịp thời đặt ra các quy tắc cho đội ngũ.
Năng suất độc hại và môi trường tinh thần không lành mạnh
Hãy đề cập vấn đề mưu mô trong công việc. Sẽ vô cùng tệ với một tổ chức, nếu các cuộc thảo luận về bất kỳ vấn đề nào được tiến hành cục bộ, chứ không tại những cuộc họp chính thức với các đồng nghiệp. Bất kỳ tin đồn và sự bất bình ẩn giấu nào cũng phá hủy công ty. Không thể chấp nhận việc nói xấu đồng nghiệp của mình trong những câu chuyện phiếm, càng không thể chấp nhận giữa chốn đông người. Vấn đề không chỉ ở cách cư xử, mà còn là sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại khi nhân viên nhìn thấy sự cạnh tranh không phải trong nội bộ, mà với bên ngoài, khi họ cạnh tranh với các công ty khác chứ không phải với nhau.
Năng suất độc hại — một hiện tượng phổ biến nhưng rất khó chịu khi một người chuyên nghiệp trong công việc của mình, nhưng đồng thời lại hoàn toàn không thân thiện trong việc xây dựng các mối quan hệ với mọi người. Dẫu có những tài năng chuyên nghiệp, nhưng người như vậy không có kỹ năng đồng cảm và giao tiếp với người khác, không có trí tuệ cảm xúc, đơn thuần không được giáo dục tốt. Những người như vậy tạo ra bầu không khí không lành mạnh xung quanh họ, dẫn đến kết quả tiêu cực cho toàn bộ doanh nghiệp, ngay cả khi nhân viên đó thực hiện hoàn hảo các chức năng ở vị trí công việc của mình.
Ví dụ, những nhân viên này có thể lan truyền tin đồn một cách có hệ thống, thảo luận về đồng nghiệp của họ, nói tiêu cực về công việc của các nhân viên khác. Điều này tạo ra bầu không khí căng thẳng trong tập thể. Chúng ta dành phần lớn cuộc đời mình cho công việc. Sau khi trừ đi thời gian để ăn, ngủ, đi lại, sẽ là thời gian cho công việc — cho nơi mà chúng ta có thể bộc lộ tiềm năng và những phẩm chất tốt của mình. Và đôi khi là tìm kiếm bạn bè, thậm chí gặp được người bạn đời của mình.
Ngăn chặn sự xuất hiện độc hại này — đó là nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra trước mỗi nhà lãnh đạo. Khi nhắc tới việc quản lý công ty lớn theo nguyên tắc hệ thống mở, cần nhớ rằng, mỗi nhân viên — là một cá nhân độc đáo. Mọi người đều có niềm tin riêng, một thế giới quan đặc biệt, vì vậy quá trình tương tác giữa các cá nhân trong công ty cần được quan tâm đặc biệt. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo — kiểm soát việc loại bỏ thông tin tiêu cực và loại bỏ khả năng xảy ra xung đột trong quá trình làm việc.
Tẩy chay tập thể: phải làm gì khi tin đồn cản trở công việc?
Đôi khi, người ta bày tỏ tiêu cực về ai đó một cách vô tình — thậm chí ở cấp độ phi ngôn ngữ. Trong các tổ chức lớn, thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt, một câu nói bất cẩn về cảm xúc có thể gây ra cãi vã, xung đột hoặc khó chịu trong nội bộ nhân viên. Một nhà lãnh đạo giỏi cần kịp thời để ý những kẻ tung tin đồn và có hành động ngăn chặn những luồng thông tin tiêu cực.
Cần lưu ý rằng, những cảm xúc tiêu cực không chỉ lan truyền qua lời nói. Những lời chúng ta nói thành tiếng chỉ chiếm 8% thông tin truyền tải giữa người với người. Như đã biết, 37% thông tin được truyền tải nhờ ngữ điệu và các đặc điểm ngôn ngữ song hành như âm lượng, nhịp độ, thanh điệu v.v. 55% thông tin — thông qua các kênh phi ngôn ngữ: biểu cảm gương mặt, vị trí cơ thể, cử chỉ.
Với nhân viên nói xấu sau lưng đồng nghiệp, trước tiên bạn cần tiến hành đối thoại cá nhân: ban lãnh đạo phải giải thích các quy tắc đạo đức doanh nghiệp và đưa ra lời cảnh cáo đầu tiên. Nếu sau đó, việc này lặp lại lần nữa, thì sẽ phải tiến hành họp trực tiếp, trong đó thảo luận công khai tình huống này. Nếu 2 bước đầu tiên này chưa hiệu quả, phải loại bỏ nhân viên bất chấp lệnh cấm lan truyền tin đồn tiêu cực khỏi tập thể.
Ở đây, khi chúng ta nói về các nhân viên, đó không chỉ ngụ ý tới những người cấp dưới. Nhân viên theo nghĩa chung — đó là tất cả những ai đang làm việc trong công ty. Cả các lãnh đạo — đó cũng là những nhân viên của công ty. Chính nhà lãnh đạo cũng phải hiểu rõ về đạo đức nghề nghiệp và các giá trị của công ty, bởi vì đây là người quản lý nhóm hoặc thậm chí là toàn bộ tổ chức. Các yêu cầu với vị trí này cũng phải tương ứng.
Thành công nối tiếp thành công: trong một tập thể thực sự, mọi người đều được truyền cảm hứng từ thành tích của mọi người
Trong mỗi con người đều có nhu cầu phấn đấu để phát triển bản thân và thành công. Ngay cả khi do một số hoàn cảnh cuộc sống, nỗ lực tốt lên bị chìm xuống tạm thời, nhưng trong tiềm thức, bất kỳ người nào cũng cần có cảm xúc tích cực và động lực để tiến về phía trước. Do đó, cần biết ăn mừng thành công — đó là một trong những công cụ điều hành quan trọng nhất. Không để ai lại phía sau trong tổ thức. Sự chú ý từ người lãnh đạo khuyến khích mọi người nỗ lực hơn. Người lãnh đạo phải chú ý đến những thành công của nhân viên của mình, và hơn nữa, phải hướng tới đảm bảo rằng, các thành viên trong nhóm tự hào về thành tích của nhau và chia sẻ chúng.
Làm lãnh đạo — nghệ thuật hay trời ban
Người ta nhận định từ lâu rằng, không có một nhà lãnh đạo nổi tiếng nào là do bẩm sinh. Lãnh đạo công ty — đó là một nghệ thuật cần phải học. Trong các tổ chức cấp tiến có mô hình màu xanh ngọc, người lãnh đạo phải là chuyên gia cao nhất trong lĩnh vực chuyên môn của công ty. Cần liên tục hoàn thiện bản thân và đáp ứng các nhu cầu của thời đại. Chẳng lẽ người đứng đầu có thể tiếp tục hoạt động của mình, khi các phương pháp của anh ta không còn hiệu quả? Tìm kiếm các công cụ mới — điều kiện quan trọng trong phát triển kinh doanh, chẳng cần là một nhà tiên tri cũng có thể nhận định được điều gì sẽ xảy đến với công ty khi nhà lãnh đạo tại đó không phát triển kịp thời đại.
Và điều quan trọng cuối cùng với bất kỳ nhà lãnh đạo nào — phải nhận thức được, mọi người bỏ đi vì lý do gì. Một công ty cấp tiến thì giống như một gia đình, nơi mỗi người đều phải tôn trọng mối quan tâm của nhau. Chẳng lẽ một người có thể tự nguyện rời khỏi gia đình, nơi anh ta cảm thấy thoải mái? Vì thế, đối với nhà lãnh đạo, cần phải kịp thời nhận thức được các nguyên nhân xô đẩy mọi người rời khỏi nơi họ đáng ra phải thấy thoải mái. Có lẽ, khi nhà lãnh đạo không thể thích ứng với những thay đổi đã diễn ra trong tổ chức, và anh ta cần tìm cách giải quyết vấn đề: tìm một chuyên gia huấn luyện, người hướng dẫn, người cố vấn chuyên nghiệp, và cùng nhau giải quyết những vấn đề này.